Người đua diều - Khaled Hosseni

NGƯỜI ĐUA DIỀU
KHALED HOSSENI
Thông tin về sách

Tác giả: Khaled Hosseni

Nhà xuất bản: NXB Phụ nữ

Một bài viết khác từ bạn moter@lovebooks




"Vì cậu, cả ngàn lần rồi". Lòng trung thành, sự phản bội, niềm hạnh phúc, nỗi đau đớn và hoảng sợ, nước mắt và những bí mật, tất cả đã làm nên bức tranh xám màu của thành phố Kabul tại Aghanistan vào những năm trước khi quân Nga tiến vào đất nước. Câu chuyện cảm động của hai người bạn được nuôi từ một bầu sữa nhưng phải cho đến mấy chục năm sau, họ mới biết mình là anh em cùng cha khác mẹ.


Câu chuyện được bắt đầu bằng hồi ức của Amir nhớ về những năm tháng hòa bình của Aghanistan. Cuộc sống của Amir và Hassan trong bối cảnh của một nơi mà người ta bán chịu cho những đứa trẻ mà chỉ ghi nợ bằng những vạch trên cành cây chúng bẻ dọc đường. Nếu Hassan là hiện thân của sự can đảm, lòng trung thành đến ngốc nghếch mà hại chính mình thì Amir lại là biểu hiện của một tâm hồn đa cảm, một chút nhu nhược, đa cảm. Có lẽ, bạn phải đọc truyện, để đi cùng Amir từ những tình cảm đầu tiên mà cậu ấy coi trọng Hassan, rồi thấy Amir nhu nhược chỉ biết cắn nát tay mình, nấp trong hẻm nhìn bạn mình bị đánh, bị lợi dụng tình dục; bạn phải cầm trên tay trang giấy ấy, để đọc hết những con chữ mà Hosseni viết về Hassan từ khi còn là một cậu bé đua diều cực giỏi, luôn lắng nghe Amir như một kẻ luôn có "quan niệm thâm căn cố đế về vị trí của mình theo thứ bậc xã hội" đến khi Sohrab ra đời, chứa đững tất thảy những hình dáng và tâm hồn của cậu; và cả hơn thế, bạn phải đi cùng đôi bạn ấy qua những năm tháng đớn đau nhất của Aghanistan rồi lại tới thời bình, bạn mới biết được nỗi đau đến tận cùng của những người Hazara bị kì thị ở Aghanistan những năm ấy.


Tôi vẫn nhớ những năm tháng Kabul đẹp nhất với tuyết mùa đông, Hassan và Amir ngồi trong phòng sưởi ẩm, nghe kể chuyện từ ông Ali hay nhắm mắt lại tôi cũng vẫn tưởng tượng được bầu trời xanh đến mát lòng, mát cả những kí ức của tôi về mùa diều, và thì thầm "điều quan trọng khi thả diều đó là: tâm trí anh trôi dạt với diều".

Đôi ba dòng ở những tháng ngày mà Amir sống trên đất Mỹ, chúng ta sẽ thoáng thấy một giấc mơ California của tất cả mọi người, giấc mơ về một đất nước tự do, dân chủ, một đất nước mà ớ đó "người ta cưới nhau vì tình yêu, tên tuổi gia đình và tổ tiên thậm chí chẳng bao giờ được xét vào chuyện môn đăng hộ đối. Họ cũng nhận con và nuôi theo cách đó, chừng nào đứa bé khỏe mạnh thì mọi người đều hạnh phúc". Bằng tất cả sự giản dị của ngòi bút, không thể hiện quá nhiều hệ tư tưởng, dường như Hosseni chỉ kể, mượn lời của Amir vốn chỉ để có thể thêm vào giữa câu chữ những nuối tiêc, ân hận, dằn vặt của một con người luôn luôn có lương tâm để vẽ lại bức tranh của Aghanistan vào những năm 80, 90, về một nền văn hóa tàn lụi.

No comments

Post a Comment

legiangcafe. Powered by Blogger.