Khi máy bay chiếc nọ nối tiếp chiếc kia cất cánh, tôi không biết nàng ngồi trên chiếc nào.
Mỗi chiếc bay lên, đều có thể mang người tôi yêu đi mất
Chiều đó, nàng đã ra đi rất nhiều lần. Mỗi môt lần máy bay ầm ầm cất cánh, tôi lại khóc rống lên
Tôi cảm giác như tim mình bị nàng đem đi mất. Tôi sờ lên động mạch, không thấy đập, sờ lên tim,cũng không thấy đập, tôi lại dùng tay đập đập vào lồng ngực, đập liền mấy cái, been trong phát ra những tiếng vọng trống rỗng.
Cứ như thế, chiều đó, tôi từ một người trống rỗng thành một người không có trái tim
Thông tin sách:
Chuyện tình Lệ Giang
Tác giả: Hoa Nam
Nà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Bestseller 2009 tại Trung Quốc
Bạn có 2 cách để đọc cuốn tiểu thuyết Chuyện tình Lệ Giang. Thứ nhất, đọc nó như một câu chuyện tình lãng mạn giữa hai nhân vật chính gọi nhau bằng biệt danh cho đến cuối truyện. Thứ hai, đọc nó như một cuốn sách giới thiệu du lịch, một hành trình khiến bạn rời xa thành phố đầy rẫy công việc bừa bộn để đến Vân Nam - Trung Quốc, để yêu và được yêu, để nhớ và được nhớ.
Tôi chọn cách thứ hai để đọc Chuyện tình Lệ Giang. Không phải do câu chuyện có sướt mướt hay có quá nhiều cảnh làm tình nóng bỏng (nhưng nó rất đẹp đấy), mà tôi nghĩ nếu được phép cho nhân vật chính của một cuốn sách có tình tiết truyện hẳn hỏi là một cảnh vật bất động (theo nghĩa sự chuyện động là thuộc về con người), tôi muốn chọn thành cổ Lệ Giang là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Lệ Giang xuyên suốt như một sợi chỉ đỏ chạy từ đầu đến cuối chuyện. Nó không phải được các bạn đến thăm, đến du lịch mà nó bao quanh chúng ta, bao quanh những con người chọn nó làm điểm đến và cả (tất nhiên) những người đọc.
Qua lời nhân vật nam (xưng tôi), bạn sẽ lần lượt khám phá phong cảnh thành cổ Lệ Giang từ khung cảnh đầu tiên "Lệ Giang khắp nơi chỗ nào chả có suối" cho đến kết thúc tại đường Tứ Phương với một bóng ma vấn vương. La Thị Hải trên trang sách là hình ảnh hai kẻ yêu nhau nhưng còn ngại ngùng đến ngay cả một nụ hôn chẳng dám trao, Ở La Thị Hải có thôn bản của người dân tộc thiểu số tại Trung Quốc: dân tộc Di. Ở Lệ Giang, đa số là những dân tộc ít người, dưới thung lũng chính là nơi sinh sống của người Nahsi, còn trên đỉnh núi ở La Thị Hải, đó là chỗ ở của người Di. Người Di có chiếc mũ khá kì lạ, được tác giả miêu tả như một chiếc bàn úp trên đầu vậy.
Câu chuyện tiếp tục mang chúng ta tới ẩm thực tại Lệ Giang với bánh rán ba ba Lệ Giang. Nếu có dịp tới đây, đừng bỏ qua món này nhé. Bất kì quán ăn nào cũng bán món này, ngay cả những quán người ta không buồn treo cái biển "Có BÁNH RÁN BA BA LỆ GIANG" nữa.
Cảnh đặc sắc nhất có lẽ chính là khi hai kẻ yêu nhau leo lên Ngọc Long Tuyết Sơn. Đầu tiên, họ đi cáp treo tới lưng chừng núi, ngắm đỉnh Phiến Tử Đầu, được coi là đỉnh núi cao nhất tại đây. Và họ làm tình ở độ cao gần 5 000m, trận lở tuyết khiến họ suýt mất mạng. Thực ra, như tôi đã nói ngay từ đầu, tôi chọn những cảnh đẹp ở thành cổ Lệ Giang để làm nhân vật chính, nên tôi cũng sẽ không nhắc nhiều tới đôi nam nữ này vì chính Lệ Giang đã làm nên tình yêu của họ chứ họ không hề làm nên cảnh đẹp Lệ Giang.
Địa danh cuối cùng được nhắc tới trong truyện chỉ là một con đường Tứ Phương. Ôi, nghe cái tên đường thôi đã thấy bạc bẽo rồi. Lệ Giang đẹp, họ tới thăm những có mấy ai quay lại lần nữa. Hay vì "tình chỉ đẹp khi còn dang dở" nên chúng ta cứ thấy những gì dở dở dang dang ấy là đẹp là thơ. Tình yêu, nếu nó tồn tại, ai mà chả muốn yêu nhau đến tận cùng li biệt. Đường Tứ Phương tại Lệ Giang, người từ muôn nẻo tới đây yêu nhau, chụp ảnh cưới, kỉ niệm ngày cưới như thể họ hạnh phúc và tình yêu tuyệt vời lắm, nhưng rồi, mỗi chuyến bay, mỗi chuyến đi trở về lại là một sự chia li.
"Khi máy bay chiếc nọ nối tiếp chiếc kia cất cánh, tôi không biết nàng ngồi trên chiếc nào.
Mỗi chiếc bay lên, đều có thể mang người tôi yêu đi mất
Chiều đó, nàng đã ra đi rất nhiều lần. Mỗi môt lần máy bay ầm ầm cất cánh, tôi lại khóc rống lên"
Khi Chuyện tình Lệ Giang được xuất bản, nó đã xuất sắc tạo ra một hiệu ứng dây chuyền: du lịch Lệ Giang của những người trẻ Trung Quốc. Họ tới và ra đi để mong muốn có được thứ tình yêu lãng mạn và nồng nàn như TTDOU và .COM. Nhưng Lệ Giang, cho đến tận bây giờ vẫn cứ cô đơn, chỉ ở đó đợi khách du lịch tới vài ngày, chụp vài trăm kiểu ảnh và cầu xin họ một chút vương vấn, nếu còn sót lại. "Đời người, chỗ nào không vương vấn cơ chứ?"
Mỗi chiếc bay lên, đều có thể mang người tôi yêu đi mất
Chiều đó, nàng đã ra đi rất nhiều lần. Mỗi môt lần máy bay ầm ầm cất cánh, tôi lại khóc rống lên
Tôi cảm giác như tim mình bị nàng đem đi mất. Tôi sờ lên động mạch, không thấy đập, sờ lên tim,cũng không thấy đập, tôi lại dùng tay đập đập vào lồng ngực, đập liền mấy cái, been trong phát ra những tiếng vọng trống rỗng.
Cứ như thế, chiều đó, tôi từ một người trống rỗng thành một người không có trái tim
Thông tin sách:
Chuyện tình Lệ Giang
Tác giả: Hoa Nam
Nà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Bestseller 2009 tại Trung Quốc
Bạn có 2 cách để đọc cuốn tiểu thuyết Chuyện tình Lệ Giang. Thứ nhất, đọc nó như một câu chuyện tình lãng mạn giữa hai nhân vật chính gọi nhau bằng biệt danh cho đến cuối truyện. Thứ hai, đọc nó như một cuốn sách giới thiệu du lịch, một hành trình khiến bạn rời xa thành phố đầy rẫy công việc bừa bộn để đến Vân Nam - Trung Quốc, để yêu và được yêu, để nhớ và được nhớ.
Tôi chọn cách thứ hai để đọc Chuyện tình Lệ Giang. Không phải do câu chuyện có sướt mướt hay có quá nhiều cảnh làm tình nóng bỏng (nhưng nó rất đẹp đấy), mà tôi nghĩ nếu được phép cho nhân vật chính của một cuốn sách có tình tiết truyện hẳn hỏi là một cảnh vật bất động (theo nghĩa sự chuyện động là thuộc về con người), tôi muốn chọn thành cổ Lệ Giang là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Lệ Giang xuyên suốt như một sợi chỉ đỏ chạy từ đầu đến cuối chuyện. Nó không phải được các bạn đến thăm, đến du lịch mà nó bao quanh chúng ta, bao quanh những con người chọn nó làm điểm đến và cả (tất nhiên) những người đọc.
Qua lời nhân vật nam (xưng tôi), bạn sẽ lần lượt khám phá phong cảnh thành cổ Lệ Giang từ khung cảnh đầu tiên "Lệ Giang khắp nơi chỗ nào chả có suối" cho đến kết thúc tại đường Tứ Phương với một bóng ma vấn vương. La Thị Hải trên trang sách là hình ảnh hai kẻ yêu nhau nhưng còn ngại ngùng đến ngay cả một nụ hôn chẳng dám trao, Ở La Thị Hải có thôn bản của người dân tộc thiểu số tại Trung Quốc: dân tộc Di. Ở Lệ Giang, đa số là những dân tộc ít người, dưới thung lũng chính là nơi sinh sống của người Nahsi, còn trên đỉnh núi ở La Thị Hải, đó là chỗ ở của người Di. Người Di có chiếc mũ khá kì lạ, được tác giả miêu tả như một chiếc bàn úp trên đầu vậy.
Câu chuyện tiếp tục mang chúng ta tới ẩm thực tại Lệ Giang với bánh rán ba ba Lệ Giang. Nếu có dịp tới đây, đừng bỏ qua món này nhé. Bất kì quán ăn nào cũng bán món này, ngay cả những quán người ta không buồn treo cái biển "Có BÁNH RÁN BA BA LỆ GIANG" nữa.
Cảnh đặc sắc nhất có lẽ chính là khi hai kẻ yêu nhau leo lên Ngọc Long Tuyết Sơn. Đầu tiên, họ đi cáp treo tới lưng chừng núi, ngắm đỉnh Phiến Tử Đầu, được coi là đỉnh núi cao nhất tại đây. Và họ làm tình ở độ cao gần 5 000m, trận lở tuyết khiến họ suýt mất mạng. Thực ra, như tôi đã nói ngay từ đầu, tôi chọn những cảnh đẹp ở thành cổ Lệ Giang để làm nhân vật chính, nên tôi cũng sẽ không nhắc nhiều tới đôi nam nữ này vì chính Lệ Giang đã làm nên tình yêu của họ chứ họ không hề làm nên cảnh đẹp Lệ Giang.
Địa danh cuối cùng được nhắc tới trong truyện chỉ là một con đường Tứ Phương. Ôi, nghe cái tên đường thôi đã thấy bạc bẽo rồi. Lệ Giang đẹp, họ tới thăm những có mấy ai quay lại lần nữa. Hay vì "tình chỉ đẹp khi còn dang dở" nên chúng ta cứ thấy những gì dở dở dang dang ấy là đẹp là thơ. Tình yêu, nếu nó tồn tại, ai mà chả muốn yêu nhau đến tận cùng li biệt. Đường Tứ Phương tại Lệ Giang, người từ muôn nẻo tới đây yêu nhau, chụp ảnh cưới, kỉ niệm ngày cưới như thể họ hạnh phúc và tình yêu tuyệt vời lắm, nhưng rồi, mỗi chuyến bay, mỗi chuyến đi trở về lại là một sự chia li.
"Khi máy bay chiếc nọ nối tiếp chiếc kia cất cánh, tôi không biết nàng ngồi trên chiếc nào.
Mỗi chiếc bay lên, đều có thể mang người tôi yêu đi mất
Chiều đó, nàng đã ra đi rất nhiều lần. Mỗi môt lần máy bay ầm ầm cất cánh, tôi lại khóc rống lên"
Khi Chuyện tình Lệ Giang được xuất bản, nó đã xuất sắc tạo ra một hiệu ứng dây chuyền: du lịch Lệ Giang của những người trẻ Trung Quốc. Họ tới và ra đi để mong muốn có được thứ tình yêu lãng mạn và nồng nàn như TTDOU và .COM. Nhưng Lệ Giang, cho đến tận bây giờ vẫn cứ cô đơn, chỉ ở đó đợi khách du lịch tới vài ngày, chụp vài trăm kiểu ảnh và cầu xin họ một chút vương vấn, nếu còn sót lại. "Đời người, chỗ nào không vương vấn cơ chứ?"
No comments
Post a Comment