TRUYỆN CỦA VỆ TUỆ
Nếu ai đã từng đọc Nỗi đau của chàng Werther của Goeth, và hiểu lí do tại sao Buồn ơi chào mi của Francoise Sagan trở thành cuốn sách bán chạy nhất của văn học Pháp thì sẽ thấu hiểu được tại sao những nhân vật trong truyện ngắn của Vệ Tuệ lúc nào cũng chông chênh, bấp bênh, luôn lao đầu vào những cuộc tình vốn không bao giờ có tình yêu. Tất cả những mối tình của Vệ Tuệ gây dựng cho nhận vật mình đều chỉ là cuộc cuồng loạn và chống đối mạnh mẽ của thể xác mà những người ấy, họ luôn không hiểu tại sao mình lại thế này, không có một lí do nào rõ ràng để giải thích cho chính mình.
Càng ngày họ càng thấy mình trưởng thành, nhưng đó chỉ là sự lớn lên của thân xác. Chúng ta đọc Vệ Tuệ, mỗi lần lại thấy như chính trái tim mình bị ai đó bóp nghẹt, bóp chặt đến nghẹt thở. Khi cô gái trong truyện "Ánh trăng trên giường" nhảy ra ngoài cửa sổ của căn hộ người tình sau khi nói rằng em có thai rồi, khi người đàn ông trong truyện "Theo dõi" kết thúc bi kịch cuộc đời của mình bằng nỗi dằn vặt vô biên bởi mỗi lần theo dõi vợ mình, nhìn thấy ảo ảnh của vợ mình, lúc nào cũng điên tuồng trong ghen tuông rằng cô ấy ngoại tình, rằng cô ấy luôn uống thuốc tránh thai vì không yêu mình, đấy, khi mỗi con người trong truyện của Vệ Tuệ cứ như tất cả những tấn bi kịch của cuộc đời tin rằng "yêu luôn khiến mỗi người tuyệt vọng".
Đọc hết Vệ Tuệ, tôi lấy thấy một chút mình trong đó, một chút cô đơn, một chút hoài nghi của chính mình trong câu chữ và tiếng nói của cô. Đớn đau quá những thứ cứ tưởng đó là tình yêu chính mình, rồi nhận ra không phải mà lại chả biết tại sao. Cảm giác xa lạ vĩnh viễn tồn tại trong tình yêu và chuyện hoang đường vẫn được tạo dựng. Nhưng nhân vật và tác giả đều đã biến mất.
No comments
Post a Comment