Tôi luôn nghĩ Người đua diều của Khaled Hosseini là một cuốn sách thực sự cảm động. Một cuốn sách khiến chúng ta khi gấp lại rồi, vẫn muốn suy nghĩ về hai cậu bé, hai con người tuy không trái ngược hoàn toàn về tính cách nhưng lại có cách nhìn về cuộc sống khác nhau. Do hoàn cảnh? Do dòng máu? Hay còn những lí do nào khác nữa?
Có quá nhiều điều đáng suy ngẫm trong tác phẩm "Người đua diều" của Khaled Hosseini nhưng hôm nay tôi chỉ xin được nói đôi điều về nỗi ánh ảnh của Amir tội nghiệp. "Khi con giết một người, con ăn cắp một cuộc đời. Con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của đứa trẻ. Khi con nói dối là con ăn cắp quyền của ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp quyền được ngay thẳng." Amir đã phạm phải tội ăn cắp như Baba vẫn nói, "..chỉ có duy nhất một tội, một tội thôi. Đó là tội ăn cắp. Mọi tội khác đều là biến thái của tội ăn cắp." Cậu mắc phải tội lỗi xấu xa nhất trên thế gian. Amir ăn cắp danh dự của Hassan, ăn cắp quyền biết được sự thật của Baba, Ali và cậu ăn cắp hạnh phúc của chính mình.
Amir, đứa bé không đáng yêu nhưng vô cùng đáng thương
Amir luôn ghanh tị với Hassan, tình thương Baba dành cho cậu quá ít ỏi, đôi lúc cậu còn nghi ngờ tình yêu đó có tồn tại hay không. Cậu không muốn phải san sẻ cho Hassan, chỉ muốn Baba quan tâm riêng mình. Xin hãy thông cảm cho sự ích kỷ của một đứa bé thiếu thốn tình thương của mẹ ngay từ lúc lọt lòng này. Nhạo báng sự thiếu hiểu biết của Hassan, trêu cợt, coi thường, nhưng cậu không lấy gì làm vui hay thỏa mãn. Cậu hối hận ngay sau khi thốt ra những lời có phần cay nghiệt đó.
Vào đêm Hassan bị lăng nhục, cưỡng hiếp, Amir núp trong bóng tối không đủ dũng khí đứng lên bảo vệ, ngăn cản. Cậu tự bào chữa cho mình đấy chỉ là một thằng haraza để phủ nhận sự tồi tệ của bản thân. Chắc cậu vẫn nhớ hôm đi xem phim khi bị những tên lính khinh miệt gọi "thằng Hazara", Hassan nước mắt đẫm trên đôi má, là cậu dang cánh tay ôm lấy Hassan vỗ về, an ủi. Hơn ai hết cậu biết mình quá hèn nhát, phạm sai lầm với người luôn đối đãi với mình bằng cả tấm lòng.
Phạm sai lầm mà hối hận hoặc không rủ bỏ được sự tự trách còn khổ sở gấp bội. Cậu không đủ can đảm xin lỗi hay làm bất cứ điều gì để chuộc lỗi ngay khi đó, giá như cậu làm một trong hai điều đó thì lương tâm đã thanh thản hơn chút ít. Nhưng không, cậu cứ mặc lỗi lầm đó bào mòn tâm trí, gặm nhấm cơ thể. Đêm kinh khủng đó không chỉ tổn hại đến tinh thần, thể xác Hassan mà còn hủy diệt toàn bộ Amir. Từ đêm đó lần đầu tiên một đứa trẻ 12 tuổi biết đến mất ngủ. Dằn vặt, lo lắng, sợ hãi, thương bạn, tất cả gộp lại quá sức chịu đựng với một đứa trẻ. Đã thế Amir lại vốn là một cậu bé yêu thơ văn, tâm hồn yếu ớt.
Hassan quanh quẩn bên cạnh thì dường như khí trời rò rỉ hết khỏi phòng. Ngực thắt lại không thể hít thở đủ không khí. Hassan không còn quanh quẩn thì cũng vẫn như thấp thoáng đâu đây. Dường như Hassan ở trong bộ quần áo giặt bằng tay và được là phẳng, trên chiếc ghế mây, đôi dép lê ngoài cửa, củi rực cháy trong lò. Hassan càng cao cả Amir càng hổ thẹn. Cậu chỉ muốn Hassan mắng chửi, đánh đập, chê cười mình. Chính vì hổ thẹn nên cậu không muốn gặp Hassan dù chỉ một giây, một phút, ngay cả hít thở cùng một bầu không khí cũng khiến cậu ngột ngạt. Một cậu bé nhút nhát, hiền lành trở nên mưu mô, dựng điều dối trá hòng đuổi cha con Hassan ra khỏi nhà.
Hassan ra đi, cậu không được giải thoát như mong muốn.
Khi Baba nhắc cậu nghĩ đến điều tốt đẹp, hạnh phúc trong cuộc đời. Hình ảnh năm xưa lập tức ùa về trong tâm trí. Một cánh đồng cỏ rộng, cậu đang giật mạnh giây diều, cuộn dây quay trong bàn tay chai sạn của Hassan, bóng hai người nhảy múa trên thảm cỏ gợn sóng. "Tôi không nhớ đó là tháng nào, và cả năm nào nữa. Tôi chỉ biết kỷ niệm đó sống trong tôi, một mẩu dĩ vãng tốt đẹp được đóng nang hoàn hảo, một nét chổi lông phết màu lên khung màu cằn cỗi, xám xịt mà giờ đây cuộc đời chúng tôi đã rơi vào". Cậu phá hủy điều tốt đẹp, hạnh phúc ấy, cậu biết.
Nỗi ám ảnh là thứ vô hình đáng sợ.
Chính nó khiến mỗi khi nhìn thấy bất kỳ bóng hình nào, chúng cũng xoắn lại, hòa vào nhau trong tâm trí Amir, tạo thành một hình ảnh duy nhất: chiếc quần nhung kẻ màu nâu bị tụt ra vứt trên đống gạch.
Chính vì nó nên dù được trải qua một ngày thân thiết như cha con đúng nghĩa-niềm mong ước bao năm, kết quả lại không hạnh phúc như cậu tưởng. Thay vào đó là sự trống rỗng, vô cảm. Có một con quỷ ở trong hồ. Nó đã túm lấy hai mắt cá chân Hassan, kéo tụt cậu xuống đáy hồ tăm tối. Cậu nhận mình là con quỷ đó. Một cậu bé yếu đuối tự nhận mình là quỷ. Cậu quá khắc nghiệt với chính mình.
Một người sẽ chẳng thể bình yên khi tự khinh thường bản thân. Thời gian cũng không làm phai nhạt cảm giác tội lỗi trong tâm trí, năm năm, mười năm, hai chục năm hay thậm chí đến cuối đời. Như người ta gọi đó là cắn rứt lương tâm. Trong giấc mơ Hassan vừa chạy vừa hét lên phía sau:"Vì cậu, cả ngàn lần rồi."
Đã đến lúc Amir vì Hassan một lần.
Amir đã hình dung ra khoảnh khắc kể hết mọi chuyện, thành thật, chắc hẳn khủng khiếp lắm. Cậu không thể ngờ được khi mình nói ra bí mật đó lại thoải mái đến vậy, nhẹ nhõm đến thế. Như trút được tảng đá đè nặng lên lồng ngực bao năm đằng đẵng.Giống như cậu mang một khối u lâu năm chỉ vì sợ hãi mà không dám làm phẫu thuật. Mà thực chất đấy chỉ là cuộc tiểu phẫu. Lấy hành động nào đó bù đắp lại sai lầm còn hơn là cứ ngồi mà tự trách. Phải mất tới hai mươi sáu năm, từ năm mười hai cho đến năm ba mươi tám tuổi, Amir mới nhận ra chân lý đơn giản đó, mới có cơ hội bù đắp phần nào sai lầm năm xưa.
Ba mươi tám tuổi cậu mới trở thành người tự do, không bị gông xiềng mang tên quá khứ trói buộc.
Suy cho cùng lúc đó cậu còn quá bé, những gì tinh thần cậu phải gánh vác người trưởng thành cũng khó lòng chịu đựng nổi. Vì thế nên tôi không ghét Amir, tôi thương cậu nhiều như thương Hassan môi hẻ. Cậu xứng đáng được tha thứ, khoan dung, hạnh phúc.
Tôi luôn nghĩ cái giá đáng sợ nhất phải trả khi làm những điều trái lương tâm, pháp luật, không phải là đi tù hay bị mọi người chê cười, khinh bỉ. Mà đó là khi tâm trí luôn lởn vởn những điều không muốn nghĩ, càng xua đuổi chúng càng hiện hữu, ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng dằn vặt, sợ hãi. Như thế làm sao vui sống được. Đó không phải là sống, chỉ là tồn tại.
Bạn có thể đọc một bài đánh giá về Người đua diều khác tại đây: Người đua diều | Khaled Hosseini
Có quá nhiều điều đáng suy ngẫm trong tác phẩm "Người đua diều" của Khaled Hosseini nhưng hôm nay tôi chỉ xin được nói đôi điều về nỗi ánh ảnh của Amir tội nghiệp. "Khi con giết một người, con ăn cắp một cuộc đời. Con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của đứa trẻ. Khi con nói dối là con ăn cắp quyền của ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp quyền được ngay thẳng." Amir đã phạm phải tội ăn cắp như Baba vẫn nói, "..chỉ có duy nhất một tội, một tội thôi. Đó là tội ăn cắp. Mọi tội khác đều là biến thái của tội ăn cắp." Cậu mắc phải tội lỗi xấu xa nhất trên thế gian. Amir ăn cắp danh dự của Hassan, ăn cắp quyền biết được sự thật của Baba, Ali và cậu ăn cắp hạnh phúc của chính mình.
Amir, đứa bé không đáng yêu nhưng vô cùng đáng thương
Amir luôn ghanh tị với Hassan, tình thương Baba dành cho cậu quá ít ỏi, đôi lúc cậu còn nghi ngờ tình yêu đó có tồn tại hay không. Cậu không muốn phải san sẻ cho Hassan, chỉ muốn Baba quan tâm riêng mình. Xin hãy thông cảm cho sự ích kỷ của một đứa bé thiếu thốn tình thương của mẹ ngay từ lúc lọt lòng này. Nhạo báng sự thiếu hiểu biết của Hassan, trêu cợt, coi thường, nhưng cậu không lấy gì làm vui hay thỏa mãn. Cậu hối hận ngay sau khi thốt ra những lời có phần cay nghiệt đó.
Vào đêm Hassan bị lăng nhục, cưỡng hiếp, Amir núp trong bóng tối không đủ dũng khí đứng lên bảo vệ, ngăn cản. Cậu tự bào chữa cho mình đấy chỉ là một thằng haraza để phủ nhận sự tồi tệ của bản thân. Chắc cậu vẫn nhớ hôm đi xem phim khi bị những tên lính khinh miệt gọi "thằng Hazara", Hassan nước mắt đẫm trên đôi má, là cậu dang cánh tay ôm lấy Hassan vỗ về, an ủi. Hơn ai hết cậu biết mình quá hèn nhát, phạm sai lầm với người luôn đối đãi với mình bằng cả tấm lòng.
Phạm sai lầm mà hối hận hoặc không rủ bỏ được sự tự trách còn khổ sở gấp bội. Cậu không đủ can đảm xin lỗi hay làm bất cứ điều gì để chuộc lỗi ngay khi đó, giá như cậu làm một trong hai điều đó thì lương tâm đã thanh thản hơn chút ít. Nhưng không, cậu cứ mặc lỗi lầm đó bào mòn tâm trí, gặm nhấm cơ thể. Đêm kinh khủng đó không chỉ tổn hại đến tinh thần, thể xác Hassan mà còn hủy diệt toàn bộ Amir. Từ đêm đó lần đầu tiên một đứa trẻ 12 tuổi biết đến mất ngủ. Dằn vặt, lo lắng, sợ hãi, thương bạn, tất cả gộp lại quá sức chịu đựng với một đứa trẻ. Đã thế Amir lại vốn là một cậu bé yêu thơ văn, tâm hồn yếu ớt.
Hassan quanh quẩn bên cạnh thì dường như khí trời rò rỉ hết khỏi phòng. Ngực thắt lại không thể hít thở đủ không khí. Hassan không còn quanh quẩn thì cũng vẫn như thấp thoáng đâu đây. Dường như Hassan ở trong bộ quần áo giặt bằng tay và được là phẳng, trên chiếc ghế mây, đôi dép lê ngoài cửa, củi rực cháy trong lò. Hassan càng cao cả Amir càng hổ thẹn. Cậu chỉ muốn Hassan mắng chửi, đánh đập, chê cười mình. Chính vì hổ thẹn nên cậu không muốn gặp Hassan dù chỉ một giây, một phút, ngay cả hít thở cùng một bầu không khí cũng khiến cậu ngột ngạt. Một cậu bé nhút nhát, hiền lành trở nên mưu mô, dựng điều dối trá hòng đuổi cha con Hassan ra khỏi nhà.
Hassan ra đi, cậu không được giải thoát như mong muốn.
Khi Baba nhắc cậu nghĩ đến điều tốt đẹp, hạnh phúc trong cuộc đời. Hình ảnh năm xưa lập tức ùa về trong tâm trí. Một cánh đồng cỏ rộng, cậu đang giật mạnh giây diều, cuộn dây quay trong bàn tay chai sạn của Hassan, bóng hai người nhảy múa trên thảm cỏ gợn sóng. "Tôi không nhớ đó là tháng nào, và cả năm nào nữa. Tôi chỉ biết kỷ niệm đó sống trong tôi, một mẩu dĩ vãng tốt đẹp được đóng nang hoàn hảo, một nét chổi lông phết màu lên khung màu cằn cỗi, xám xịt mà giờ đây cuộc đời chúng tôi đã rơi vào". Cậu phá hủy điều tốt đẹp, hạnh phúc ấy, cậu biết.
Nỗi ám ảnh là thứ vô hình đáng sợ.
Chính nó khiến mỗi khi nhìn thấy bất kỳ bóng hình nào, chúng cũng xoắn lại, hòa vào nhau trong tâm trí Amir, tạo thành một hình ảnh duy nhất: chiếc quần nhung kẻ màu nâu bị tụt ra vứt trên đống gạch.
Chính vì nó nên dù được trải qua một ngày thân thiết như cha con đúng nghĩa-niềm mong ước bao năm, kết quả lại không hạnh phúc như cậu tưởng. Thay vào đó là sự trống rỗng, vô cảm. Có một con quỷ ở trong hồ. Nó đã túm lấy hai mắt cá chân Hassan, kéo tụt cậu xuống đáy hồ tăm tối. Cậu nhận mình là con quỷ đó. Một cậu bé yếu đuối tự nhận mình là quỷ. Cậu quá khắc nghiệt với chính mình.
Một người sẽ chẳng thể bình yên khi tự khinh thường bản thân. Thời gian cũng không làm phai nhạt cảm giác tội lỗi trong tâm trí, năm năm, mười năm, hai chục năm hay thậm chí đến cuối đời. Như người ta gọi đó là cắn rứt lương tâm. Trong giấc mơ Hassan vừa chạy vừa hét lên phía sau:"Vì cậu, cả ngàn lần rồi."
Đã đến lúc Amir vì Hassan một lần.
Amir đã hình dung ra khoảnh khắc kể hết mọi chuyện, thành thật, chắc hẳn khủng khiếp lắm. Cậu không thể ngờ được khi mình nói ra bí mật đó lại thoải mái đến vậy, nhẹ nhõm đến thế. Như trút được tảng đá đè nặng lên lồng ngực bao năm đằng đẵng.Giống như cậu mang một khối u lâu năm chỉ vì sợ hãi mà không dám làm phẫu thuật. Mà thực chất đấy chỉ là cuộc tiểu phẫu. Lấy hành động nào đó bù đắp lại sai lầm còn hơn là cứ ngồi mà tự trách. Phải mất tới hai mươi sáu năm, từ năm mười hai cho đến năm ba mươi tám tuổi, Amir mới nhận ra chân lý đơn giản đó, mới có cơ hội bù đắp phần nào sai lầm năm xưa.
Ba mươi tám tuổi cậu mới trở thành người tự do, không bị gông xiềng mang tên quá khứ trói buộc.
Suy cho cùng lúc đó cậu còn quá bé, những gì tinh thần cậu phải gánh vác người trưởng thành cũng khó lòng chịu đựng nổi. Vì thế nên tôi không ghét Amir, tôi thương cậu nhiều như thương Hassan môi hẻ. Cậu xứng đáng được tha thứ, khoan dung, hạnh phúc.
Tôi luôn nghĩ cái giá đáng sợ nhất phải trả khi làm những điều trái lương tâm, pháp luật, không phải là đi tù hay bị mọi người chê cười, khinh bỉ. Mà đó là khi tâm trí luôn lởn vởn những điều không muốn nghĩ, càng xua đuổi chúng càng hiện hữu, ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng dằn vặt, sợ hãi. Như thế làm sao vui sống được. Đó không phải là sống, chỉ là tồn tại.
"Hãy quên tất cả đi. Cho nhẹ lòng.
Để làm gì?
Để sống tiếp."
_moter từ lovebooks_
No comments
Post a Comment