Tiếng gọi nơi hoang dã hay khát vọng trời đất, Jack London

TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ
JACK LONDON

Thông tin về sách

Tên tiếng Anh: The call of the wind
Tác giả: Jack London
Nhà xuất bản: NXB Lao Động
Năm xuất bản: 1903 (bản tiếng Anh), 1983 (bản tiếng Việt do Nguyễn Công Ái và Vũ Tuấn Phương dịch)
Một số tác phẩm khác của Jack London: Nanh trắng, truyện ngắn Kẻ bỏ đạo, truyện ngắn Nhóm lửa, truyện ngắn Đoạn kết của câu chuyện cổ tích,...

Tiếng gọi nơi hoang dã đã được trích đoạn trong chương trình học phổ thông với đoạn miêu tả con Buck (Bấc) cứu chủ trong quán rượu tại thị trấn. Nhưng để hiểu rõ hơn quá trình lớn lên và phát triển của chú chó Buck, lí giải tại sao chú lại có những sức mạnh như vậy, tôi khuyên bạn nên tìm đọc cả tác phẩm. Đó là lời khuyện thực sự chân thành.

Chú sói Buck được thuần hóa bởi người chủ đầu tiên, khiến chú hiểu ra "Lòng thương hại là một điều chỉ dành cho môi trường hiền hòa mà thôi". Buck tự rèn luyện móng vuốt, tự tôi rèn sự nhanh nhạy của chính mình qua mỗi cuộc chiến, qua mỗi thách thức mà mình gặp phải. Không ai dạy, không ai chỉ dẫn Buck phải làm gì, chiến đấu ra sao. Nhưng Buck luôn tự nhủ, giữa sự thống trị và bị thống trị, không có con đường của trung dung, mà tỏ lòng thương hại chính là thể hiện dấu hiệu của sự mềm yếu. "Giết hoặc bị giết, ăn thịt hoặc bị ăn thịt, đó là quy luật, và đối với mệnh lệnh ấy, đã được truyền xuống nó từ sâu thẳm của thời gian, nó luôn tuân theo"

Xuất bản lần đầu năm 1903, Tiếng gọi nơi hoang dã đã tạo nên tiếng vang cho Jack London với sức hút đúng chất hoang dã. Tác giả đã sao sát quá trình trưởng thành của một con sói như Buck, từ con sói được thuần hóa thành một chú sói vùng lạnh Alaska rồi lại quay trở về với chính đồng loại của mình, thủ lĩnh bầy đàn. Phải có sức quan sát kĩ càng và thấu hiểu tận  tình cuộc sống hoang dã cũng như cuộc sống của người vùng cực lạnh ấy, Jack London mới viết được những trang chân thực, sống động đến nhường ấy. Tôi vẫn nhớ cách ông tả lại quang cảnh tuyết trắng xóa qua đôi mắt của Buck: tất cả được truyền qua cho tới tận sâu tâm hồn của một loài thú mang trái tim ấm nống tình người.



No comments

Post a Comment

legiangcafe. Powered by Blogger.